quan hệ tình dục an toàn

Sau một thời gian hẹn hò với bạn gái/ bạn trai mới, bạn cảm thấy mối quan hệ của hai người đã đủ “chín” để bước sang một giai đoạn mới. Trước khi quyết định làm “chuyện ấy”, hãy suy nghĩ thật kỹ và đừng quên tìm hiểu về người bạn tình của mình.

Muốn có quan hệ tình dục an toàn, đừng quên hỏi “bạn tình” của bạn những câu hỏi dưới đây trước khi “hành sự”:

1. Anh ấy/ cô ấy đã từng đi xét nghiệm các bệnh lây lan qua đường tình dục chưa?

Nhiều người có thể trả lời “Có” bởi vì họ cho rằng mỗi kỳ kiểm tra sức khỏe hàng năm, bác sĩ đã làm xét nghiệm tổng thể. Tuy nhiên, trên thực tế, đại đa số các bác sĩ không tự động làm xét nghiệm này cho ban, trừ khi bạn yêu cầu.

Để quan hệ tình dục an toàn, bạn và bạn tình của bạn nên đến bác sĩ để được xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai…

oral sex

2. Lần cuối cùng anh/ cô ấy đi xét nghiệm HIV là khi nào?

Bạn vẫn được khuyến cáo là nên đi xét nghiệm HIV thường xuyên. Nếu bạn đã từng có quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su), dùng chung kim tiêm…bạn nên đi kiểm tra. Ngay cả khi không có gì đáng ngờ, bạn cũng nên xét nghiệm HIV.

Nếu “đối tác” của bạn trả lời ‘Tôi chưa từng đi kiểm tra HIV’, có thể bạn sẽ phải suy nghĩ lại chuyện “quan hệ” với anh/ cô ấy và đợi cho đến khi câu trả lời là “Có”.

3. Đối tác của bạn có “quan hệ” với ai khác ngoài bạn không?

Nếu đối tác của bạn đang có quan hệ tình dục với một người khác, chắc chắn rằng anh/ cô ấy cũng quan hệ an toàn. Quan hệ tình dục một vợ một chồng chiếm rủi ro thấp nhất mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục.

4. Anh/ cô ấy có sẵn sàng để có quan hệ tình dục an toàn?

Nếu còn nghi ngờ “đối tác”, tốt nhất bạn hãy tự bảo vệ mình bằng cách chuẩn bị sẵn những “phao cứu trợ” cần thiết như bao cao su nam, bao cao su nữ, thuốc tránh thai. Bạn nên là người chủ động phòng khi bạn bị “dị ứng” với “áo mưa” của đối tác.

Nhớ là bạn nên mang theo chúng bất cứ khi nào để tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.